Nữ quyền và bi kịch

Nhân dịp con mèo nhà tôi có baby, tôi tự nhiên lại thích có con. Hehe! Thấy mẹ bìu con ríu hay đáo để. Mà lạ nhỉ, chính ra tôi thấy con mèo nó giống tôi, thích độc lập, tí tởn, rồi nuôi con một miềng. Hờ hờ! Tôi yêu mèo nhất, vì nó là con vật nuôi độc lập và vênh váo nhất, tôi thích mèo nên tôi thích luôn cả hổ, tất cả những con thuộc loài hổ đều thích. Nhân tiện đọc mấy dòng này trên blog của người nổi tiếng Joe, thấy anh chàng này đáng yêu tệ! Nhất là cái câu được tôi bôi đậm

Mặc dù mình có rất nhiều bạn trai người Việt mà có con rồi và có thể “hướng dẫn” mình một chút nhưng mình vẫn rất sợ thất bại! Làm con rể Việt Nam thì rất khó; chắc làm bố Việt Nam thì lại càng thêm khó chứ!

Hay là mình lấy vợ rất ngoan rồi đi uống bia với bố vợ, và sau một cuộc nói chuyện rất chân thành, ngả người về phía trước và hỏi “Bố ơi, con hỏi chút nhé! Bí quyết của Bố là gì? Sao Vợ Con ngoan thế?

Nhưng mục đích của cái entry này không phải nói về việc làm bố. Bà con thông cảm, dạo này tôi đang tập không ngủ trưa nên phải viết blog cho tỉnh táo con người, tư duy hoạt động thì mới tỉnh ngủ được. Hôm qua tôi nghe hai người ngồi tranh cãi về vị thế của phụ nữ trong xã hội, tôi không phải là nhà xã hội học, không phải là nhà tâm lý học, lại càng không phải là giới tính học… Haha, tôi chỉ liên tưởng đến những điều mà tôi đã được đọc, được xem mà thôi.

Khi tôi định học cao học ngành văn học, tôi đã định bỏ rơi huyền thoại để đến với vấn đề nữ quyền trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Vì vậy, tôi tò mò về tính nữ quyền trong văn học hiện đại TQ. Và đương nhiên, những bà nữ quyền của TQ kinh hoàng hơn bất cứ một nhà văn nữ nào của các Châu Lục khác. Chỉ có điều, người TQ hình như chẳng đưa ra được một thứ lý thuyết nào về vấn đề này cả. Họ chỉ gào lên, kiểu Vệ Tuệ, Cửu Đan hay Xuân Thụ… Nếu mà đọc sách của những bà, những chị này, người ta chỉ thấy đàn ông toàn là hạng tầm thường, toàn là những kẻ đạo đức giả, những kẻ luôn chạy theo hình thức, những người không biết cân bằng và cực kì ích kỷ, nếu không thì chỉ là những anh chàng yếu đuối không dám nói tiếng nói của mình. Ngay cả trong truyện của những nhà văn trưởng thành hơn cũng vậy, người ta thấy rằng đàn ông thực chất chỉ là những kẻ làm hỏng hạnh phúc của cuộc sống của người đàn bà, đẩy cô ta vào những tình huống trớ trêu và không bao giờ dám thừa nhận hiện thực. Hic!

Tình thế có vẻ cân bằng hơn trong truyện của MN. Tôi cho rằng Mạc Ngôn mê nữ quyền nhất trong tất cả những nam nhà văn TQ, xem chừng ngang ngửa với Tào Tuyết Cần (nếu đúng bác Tào viết Hồng Lâu Mộng). Trong truyện của MN, đàn bà là tất cả. Người đàn ông có thể là anh hùng, là kẻ mạnh, nhưng rốt cuộc họ vẫn chỉ đớn đau lê gối sau đàn bà. Haha! Tôi cảm thấy buồn cười, vì thực chất cả đàn bà và đàn ông đều hiểu rằng, trong XH bây giờ, phụ nữ vẫn chưa bao giờ thực sự được đối xử công bằng so với đàn ông.

Tôi nhớ một bộ phim Thái Lan tôi xem từ rất lâu rồi, từ khi nhà tôi còn dùng ti vi đen trắng – Bộ phim Chỉ bởi tôi là phụ nữ. Người phụ nữ trong phim bị bắt vì tội cắn đứt lưỡi một thanh niên khi anh ta định cưỡng bức cô. Và toàn bộ phim chỉ là sự đấu tranh của cô để tìm được công bằng: Anh ta tấn công tôi, và tôi bảo vệ mình. Gia đình cô phản đối, chấp nhận bồi thường vì sợ ô nhục. Chồng cô ta đòi ly dị và giành quyền nuôi con. Nhưng dù sao, người phụ nữ đó vẫn tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình. Và happy ending của bộ phim thực ra lại là cái mà tôi ghét nhất! Vì nó xem ra không có thực!

Thêm một điều nữa, khi tôi xem Thelma và Louise lần đầu tiên, tôi cảm thấy đặc biệt thích hai cô gái này. À, trong trường hợp có ai thắc mắc về bộ phim này thì đó là một bộ phim nói về hai cô gái, một cô trốn chồng, một cô độc thân đi chơi với nhau. Louise bắn chết người đàn ông định cưỡng bức Thelma và họ đành phải bỏ trốn. Cảnh sát đuổi theo họ, họ ăn cướp cửa hàng, họ làm nổ tung xe tải của một lão dê già và cuối cùng thì họ lao xe xuống vực khi không còn lối thoát. Bộ phim này đã gây nên tranh cãi rùm beng về cách tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật đàn ông trong đó: kẻ thì cục cằn, thô lỗ, kẻ thì lừa đảo, kẻ thì thiển cận… Tóm lại, họ đều là những người có vẻ gì đó ngu đần và vô nhân cách. Nhưng khi xem tới lần thứ hai, và thứ ba, thì điều duy nhất còn lại trong tôi là tôi thấy đương nhiên họ sẽ phải lao xe xuống vực. Vì cuộc sống là thế, sự nổi loạn của đàn bà không bao giờ mang lại ý nghĩa gì.

Tất cả những cô gái trong truyện của Vệ Tuệ đều có một kết thúc bi kịch. Xuân Thụ trong Búp bê Bắc Kinh cũng bi kịch, Vương Lan trong Quạ đen cũng bi kịch, có thể kể đến cô bé đánh cờ vây trong tác phẩm của Sơn Táp (với tư tưởng giải phóng tình dục dịu dàng của mình) cũng bi kịch… Và đương nhiên, chẳng có người đàn bà nào trong truyện của Mạc Ngôn mà không đi tới một kết thúc hạnh phúc cả. Và rồi Thelma và Louise cũng thế, cho dù họ sống ở nước Mỹ, thì cũng thế mà thôi. Đàn bà thế nào rồi cũng là bi kịch, nếu họ không an phận. Và nữa nhé, nếu có ai đó nghĩ tới Buồn ơi chào mi của Sagan thì cũng thế, người ta sẽ phải tập nói lời chào mỗi khi gặp lại nỗi buồn, vì nó là người bạn thân thiết mất rồi.

Khi nói về vấn đề nữ quyền trong phim, có một bà (quên xừ tên rồi) nói rằng: Tại sao trong phim nạn nhân luôn là phụ nữ, tại sao chỉ phụ nữ mới là kẻ bị bắt cóc, chỉ có họ mới là người bị giết, chỉ có họ mới là người phải chờ đợi một sự giải thoát. Chưa từng có một công chúa Fiona nào đi cứu chàng Shrek, cũng chưa từng có một nữ Batwoman nào lại đi cứu một anh chàng, cô ta chỉ là hậu vệ cho Batma
n mà thôi.

Nói người lại ngẫm đến ta! Vì tôi là một đứa con gái quá mức ngang ngược! Cho dù tôi biết, dù ở đâu, khi nào, đàn bà chỉ làm mọi điều một mình và nhạo báng đàn ông thì chỉ mang lại cho mình bi kịch.

10 thoughts on “Nữ quyền và bi kịch

  1. hà hà , dàn ông vẫn là đàn ông ,vẫn vai u thịt bắp , còn đàn bà vẫn là dàn bà , vẫn sinh con đẻ cái , tạo hoá đã vậy , không thể thay đổi đc ! :D

    Like

  2. ko phai la` zai , lam sao hieu duoc noi kho cua zai :( . Lam zai nhieu luc cung dau dau lam :( . Fu nu cu*’ do`i quyen binh dang , nhung trong mot so viec thi lai noi : Fu nu phai duoc uu tien . Cuoc song , xa hoi , tu nhien , no da phan chia ra zai voi ga’i . Thi` at han moi gio*’i deu co cai hay va cai nhu*’c dau rieng cua mi`nh .

    Like

  3. E không lên tiếng bảo là làm giai không khổ. Đàn bà có cái sướng của đàn bà, đàn ông có cái sướng của đàn ông. Khổ cũng như vậy, không thể so sánh được. Nhưng bao giờ đàn ông cũng được ưu tiên hơn chị em phụ nữ trong nhiều việc. Em đang nói về nữ quyền trong văn học và điện ảnh. Riêng em, tuy em hiếu thắng, nhưng em vẫn nhường quyền cho đàn ông hết! Hehe

    Like

  4. hi hi hi… em thay ca hai nen ton trong lan nhau… nhu the se chang co ai phai kho ca.
    Con` nhu trong phim co nguoi hoi: Tai sao nhung nguoi bi bat coc lai la phu nu~, nan nhan luon la phu nu~, sao ko co batwoman… em chua xem Catwoman ( nhung em nghi do la 1 phim noi ve dang NU ANH HUNG`), roi thi khi xem phim LARA Cropf( chang biet viet dung ko) em thay dang’ ne^ lam chu*’???… ma dung’ nhu chi moon noi… nguoi ta se chang de cap toi mot tac pham hay kich ban nao day dai loai nhu kieu Hai gio*i’ to^ng trong binh dang lan nhau… Nhat dinh se phai MO^T MA^T’ MO^T CON` ( nguoi ta thich xem the^ ho*n hay sao y’ ) :)) lai noi nham ro^i`…chan; wa

    Like

  5. Có lẽ bởi đàn bà chỉ bao dung với người thân còn thì luôn ganh tị nhỏ nhen đối vơi nguời khác :P.

    Đàn bà đã quá quen với những gì êm đềm, bình thản, với những luận điệu nhàm chán, sáo rỗng và nhạt nhẽo của xã hội. Trước khi gào lên đòi có một ” siêu nhân” một cách mơ mộng sao không ai chọn làm một nữ khoa học, nữ triết gia?? Như Marie Curie chả hạn? Bà tạo ra một làn sóng nữ quyền hơn bất cứ một cô nàng Vệ Tuệ hay Vili free sex nào đó.
    Nhưng ôi thôi, khoa học nhàm chán thì làm sao mà shopping, triết học nhạt nhẽo thì làm sao lấy chồng :)). Thế nên chúng ta phải công nhận là đàn ông đóng góp cho sự phát triển của thế giới nhiều hơưn đàn bà. Còn về mặt duy trì nòi giống thì đàn bà và đàn ông có đóng góp như nhau.

    Like

Leave a comment