Trong những ngày không có ai nói chuyện (1)

Cách đây vài ngày, sếp nữ có hỏi sao không phát triển cái nghề phê bình. Tự nhiên thấy, ừ nhỉ, mình có lúc cũng thích nó, mình toàn được dạy để làm cái trò đó. Tất nhiên, việc dạy dỗ cũng như học hành thiếu nhiệt tình và tính tình nhảm nhí đã làm nó thành xơ mướp. Big thing, huh?

Hôm nay nhắc với một sến đại ca (forgive me, please) về Sắc, Giới và hôm qua nữa cũng nhắc tới nó. Bỗng thấy mình (chẳng nhớ nổi một con đường) chưa nhắc gì tới phim đó tại đây. Vậy thì hôm nay nhắc, nhưng không phải review. (Xưng em tí, cho phải phép!)

Nói chung, tới lúc này thì rất nhiều người đọc được tiếng Việt đều đã xem Sắc, Giới – kể cả những người cả năm chả xem phim nào. Cái hại của báo chí chúng ta và lũ rating film chính là ở chỗ đó, làm cho cả thế giới phải nô nức xem bản uncut. Em cũng thế, hừm.

Hôm nay sến đại ca hỏi có thích phim đó hay không, em bảo em chấm 7/10 sau đó em đi lùa vịt. Giờ thì em giải trình. Em gặp phải vài vấn đề với bộ phim này, vì khả năng nghe tiếng Trung của em giờ rất bập bõm, câu được câu chăng, mà cái thời điểm em xem thì không đào đâu ra phụ đề tiếng Anh cho nó, tiếng Việt hình như có nhưng em lười search. Vì thế, em hi vọng rằng một ngày đẹp giời nào đó, em sẽ nâng điểm cho phim này lên 7,5.

Em thích phim này ở mấy điểm:

– Nó nói chính xác về những cuộc chiến vẫn xảy ra.

Những người sinh viên muốn làm cách mạng là một ví dụ. Một ngày đẹp giời, họ thấy mình hừng hừng khí thế, họ nắm tay nhau, hò hát, mặt mũi sáng bừng. Với bản chất yêu nước, yêu lãnh thổ (như người Việt Nam yêu Hoàng Sa – Trường Sa vậy) họ nhanh chóng tìm cách lao lên phía trước, tìm cách bắt đầu cuộc chiến của một vài cá nhân. Họ nhanh chóng rã đám, cho dù cô Giai Chi đã sẵn sàng tới mức bỏ luôn cái virginity để câu được bác Dịch quan Nhật, nhưng họ vẫn rã đám.

Về vấn đề cách mạng sinh viên này, có lẽ cảnh đắt nhất là khi có một lão xông vào và dọa nạt. Một lũ thằng con trai bu lại, anh đẹp trai tên Dân nắm con dao đâm ông ta, nhưng anh ta run rẩy, lóng ngóng tới mức chỉ làm đứt tay mình, anh ta chỉ đâm nổi gã đó khi đã lên được một cơn thịnh nộ, tự phát y như tinh thần cách mạng của anh ta. Cảnh này là một biến cố lớn đối với các nhân vật, bởi vì sau đó, Dân đã biến thành một người khác, và Giai Chi cũng như thế.

Cuộc chiến tiếp theo của bộ phim là cuộc chiến của đàn bà. Cái em thích nhất ở anh Lý An, là anh ấy biến Giai Chi thành một người phụ nữ chắc chắn là rõ ràng, sinh động và đam mê sắc dục hơn truyện ngắn của Trương Ái Linh. Em thích nụ cười mãn nguyện của cô ta sau khi bị anh Dịch đánh cho một trận và gần như cưỡng hiếp trong sự phản ứng (giả vờ) của cô ta. Và tiếp theo, cô ta bán đứng, ném toẹt cả lũ bạn bè, cả bản thân nữa vì cô ta mê anh Dịch quá đỗi (vì love, sex hoặc cả hai). Đàn bà như Giai Chi thật chính xác là đàn bà. (Tất nhiên, có nói với bạn C là, nếu cô Giai Chi không đó bắt đầu từ một phong trào sinh viên – trong cô ta chẳng có lý tưởng gì cụ thể, mà là một nữ chiến sỹ Cộng Sản chẳng hạn, thì mọi chuyện có lẽ đã khác, lý tưởng quan trọng lắm).

Em thích cách Lý An tạo ra anh Dịch nữa. Vì như em có nói, những vị anh hùng của Mỹ như các lão trong Citizen Kane hay There will be blood là rất gớm, nhưng cũng chỉ gớm bằng thằng cha chưa phải là anh hùng trong Sắc, Giới. Anh ta thô bạo, quyền thế – vị thế xã hội của nhân vật trong phim và cách anh ta làm tình cho thấy điều đó. Một vài khi anh ta để lộ ra bản chất yêu thương như sau khi ngủ với Giai Chi lần thứ hai và khi em Giai Chi chết. Nhưng anh ta rõ ràng, phũ, lạnh lùng. Nghe có vẻ đơn điệu, nhưng đó là bộ mặt của người Trung Quốc (hoặc đúng hơn là người mang tính cách Trung Quốc) và bộ mặt của chính trị nói chung.

Em thích anh Lương Triều Vỹ và không bình luận gì vì ai cũng thích anh ta cả. Em thấy có một chi tiết khá nhiều người bỏ qua, đó là mỗi khi anh Dịch xuất hiện, trừ phu nhân của anh ta ra, đám phụ nữ đều rục rịch, thiếu tự nhiên. Dường như họ đều có cái gì đó với anh Dịch, có một người còn thể hiện rõ sự đố kỵ với em Giai Chi. Em tin, chỉ có đạo diễn Châu Á mới hay chú trọng tới những tiểu tiết tâm lý đó.

Tất nhiên, em thích phim này vì nó rất kỹ càng trong bối cảnh, rất tỉ mỉ, cổ điển, nuột nà trong ánh sáng, rất đẹp đẽ khi quay sex scene. Một số ý kiến có bảo, sao mấy cảnh đó thô thế, lắm lông lá thế. Nhưng mà, họ đòi hỏi gì khác nữa của việc quay cảnh hai con người một đam mê sắc dục, một vừa đam mê sắc dục vừa thô bạo làm tình với nhau? Mà chính xác hơn, họ vừa làm tình vừa chiến đấu với nhau. Em cũng thích cách dựng phim rất thú khi mà hai người kia quây quần vui vẻ với nhau, thì xung quanh khu nhà, cảnh vệ, mật thám dắt chó căng thẳng chạy vòng quanh.

Nếu ai kêu ca nhiều sex quá, thì cứ xem bản đã cut, phim chỉ còn hay một nửa. Vì sex là một vấn đề quan trọng với phim này, nó không phải công cụ câu khách, nó là đề tài.

Nhưng về cơ bản, em chỉ xem này có hai lần, một lần là chiếu phục vụ cho bạn Chie nên cũng xem lại luôn. Bởi vì, dù gì đi nữa, em vẫn thấy nó cũ, nó như thể một thứ tròn trịa, láng bóng, chả thích thú gì. Venice cho nó em sư tử vàng thì cũng chẳng có gì đáng thắc mắc. Và nó trượt mấy giải Independent Spirit cũng đúng, chậc. Hơn nữa, em không thích nó, chính ở cái điểm mạnh rất Trung – Hán của nó, đó là sự cường điệu rất vỗ ngực đón gió Đông.

Đại để thế, chả khiến em xúc động thì chỉ 7 điểm kỹ thuật thôi. Hehe!

6 thoughts on “Trong những ngày không có ai nói chuyện (1)

  1. phim này hay không phải vì nội dung hay cảnh sex. Cảnh sex đúng là hay thật, trông thật, cảm xúc nhưng cũng chỉ là cảnh sex. Cái hay của phim là cách chơi màu sắc của Lý An trong phim. Màu sắc của khu phố toà nhà, màu sắc trên quần áo nhân vật, màu sắc trời mưa, màu khói thuốc…tạo nên 1 cái theme không lẫn vào đâu được. Cái hay khác là Lý An tập trung vào chi tiết nhỏ nhặt về tâm lý như Moonie đã nói ở trên. Từng cử chỉ, nét mặt, câu thoại rất chăm chút. Xem phim của Lý An thì tớ hay đoán chắc ông này ngoài đời nhỏ mọn lắm vì cái gì ông cũng làm kỹ hết, kể cả những thứ nhỏ nhặt nhất. Phim này không được lòng quốc tế cũng phải vì nó Hán quá. :)) Dù gì thì cảnh sex cũng là trên cả tuyệt vời, lâu lắm rồi mới xem phim có cảnh sex cảm xúc đến như vậy. :D

    Like

  2. Uầy, chị TNMH làm em giật mình, em quên chấm điểm cho anh Dịch. :))

    @bạn Sirius: nói tới màu sắc, tớ công nhận là quên không bình luận. Nhưng mà dù sao, màu sắc cũng chỉ là một phần (vì nó đi kèm với ánh sáng, bối cảnh…) Sắc, giới là một phim – mà tớ nói rồi, nó kỹ càng tới tròn trịa, nó giống em gái Trung Quốc tỉa tót công phu ấy, rất đẹp, rất phô.

    Any way, tớ vẫn khẳng định với bạn là cái hay nó có nằm ở cảnh sex ấy (mà hình như bạn công nhận luôn ở dưới rồi). :))

    Like

  3. Bạn Moonie (đổi thành Moony rồi à?)cũng tỉ mỉ lắm nhỉ. Cái chi tiết “rục rịch” thú vị chứ, nhưng mình không nghĩ là “trừ phu nhân của anh ta ra” đâu. Ngay cả khi người chủ động xuất hiện trong scene là phu nhân. Đoán vậy thôi.

    ;-)

    Like

  4. He he láo lắm nhé.

    Asus nó có một cái slogan là “rock solid, heart touching.” Anh nghĩ phim này đạt được cả hai. Rock solid trong diễn xuất và heart touching trong chi tiết. Thật ra phim này có khá nhiều người không thích. Bọn NYT chê phim này là sống sượng, vì em Giai Chi còn nguyên lông nách. Anh chỉ nghĩ đơn giản là: it’s real. Tại sao, vì nếu để em Giai Chi cạo lông nách đi để đạt tới sự mỹ cảm, nếu có, for the love of God, thì nó lại thành ra không real nữa. Vì shaving không phải là chuyện phổ biến ở Trung Quốc những năm 40, thế thôi. Cảnh giết người cũng vậy. Nói thật là anh chưa thấy phim nào diễn tả điều đó real đến thế. Nó làm người ta cảm thấy cái ớn lạnh của việc cướp đi sinh mạng một con người. Nó không hề dễ dàng chút nào, cho dù là bốn gã đàn ông chọi một, cho dù em có lý tưởng ở đằng sau.

    Nhiều người không thích phim này cũng vì một cái sống sượng khác của nó: họ vỡ mộng khi thấy tình yêu cao đẹp bị vùi xuống bùn đen còn sex thì lên ngôi bá chủ. Anh thấy không hoàn toàn. Ở đây tình yêu và tình dục nó twist and turn, nó quấn quýt vào nhau trong từng chi tiết. Nếu hỏi em Giai Chi đổ anh Dịch từ bao giờ, thì với anh câu trả lời là từ lần đi ăn đầu tiên ở Hong Kong. Tất nhiên lúc ấy cái đổ của em nó mới chỉ rất mơ hồ thôi, nhưng nó đã nhen nhóm từ lúc ấy. Em bước vào nhà, lảo đảo, vì cuộc giao tranh của lý trí và tình cảm bên trong đã làm em kiệt sức. Em chấp nhận ngủ với chú bạn để chuẩn bị tiếp anh Dịch. Lý tưởng? Yes. Nhưng dường như em cũng hồi hộp chờ đợi đến cái giây phút bị anh Dịch đè ra? Yes. Nên nhớ em là một người háo hức với tình yêu phương Tây. Khi trở lại Thượng Hải, mặc dù rất nghèo nhưng em vẫn dành dụm tiền để đi xem rạp, để đắm mình trong những bộ phim Hollywood. Em nhắc đến ông già em ở Anh không thể đón em đi với một vẻ nuối tiếc vô hạn. Em thả mồi, nhưng em cũng tình nguyện mắc câu.

    Về sau, tình yêu của em được nuôi dưỡng và bồi tụ từ sex, dĩ nhiên rồi. Nhưng anh nghĩ cái sự kiện quyết định cái kết cục lại là một sự kiện non-sex: em hát cho anh Dịch nghe. Thiên nhai ca nữ là một khúc hát rất thảm, nếu em hiểu được tận cùng. Lang nha hoạn nạn chi giao ân ái thâm. Nhân sinh thùy bất tích thanh xuân. Tiểu muội tự tuyến lang tự châm. Anh Dịch nhìn em và điếu thuốc trên tay rung rung. Em yêu từ lúc đó, và anh Dịch cũng yêu từ lúc đó. Anh thích cái cảnh em Giai Chi reach the climax và thì thào vào tai anh Dịch: “You should get me an apartment.” Câu này vừa gài bẫy, lại vừa rất thật lòng. Cái intimacy kiểu này, anh An rất giỏi.

    Còn anh An có “chơi” màu sắc không? Anh nghĩ là không. Hay đúng ra là dùng chữ chơi không hợp. Bà con khoái dùng những chữ như chơi, phiêu vì nó có vẻ chất nghệ. Màu sắc trong phim của những người như Lý An, Vương Gia Vệ, Trương Nghệ Mưu, anh nghĩ nó là kỳ công của sự kỹ càng và khổ cực trong bài trí và dàn dựng. Anh biết là có những cảnh quay chỉ trong 10 giây nhưng chú production designer cùng với anh cinematographer phải mất nửa ngày chỉ để phối cảnh ánh sáng. Đoạn anh Dịch đưa em về đến cửa là một ví dụ.

    Like

  5. khè khè, tớ cũng không hiểu sao lại dùng chữ “chơi” ở trên, nhưng chắc chắn không có nghĩa là “chơi” kiểu như “chơi nổi”…chỉ là muốn give credits cho phần thiết kế của phim nên dùng chữ này. :))

    Like

Leave a comment