ai làm?

– Hôm nọ, ngồi đọc lại một tờ báo SGTT số cũ, có các giáo sư nói về việc các em tre trẻ bây giờ không biết tôn trọng tiếng Việt. Các giáo sư có tâm huyết của họ, việc họ lên tiếng cũng đúng, nhưng có một giáo sư nói: “Họ vô tư bóp méo, làm biến dạng tiếng mẹ đẻ, tự tạo ra những chữ không hề có trong từ điển tiếng Việt như…”. Tuy là người cực ghét các em chế ra chữ to chữ nhỏ, o e lẫn lộn, nhưng chuyện bác lôi từ điển ra làm mình khá buồn cười. Loài người khi bắt đầu sử dụng ngôn ngữ cũng chỉ có vài ba từ, rồi thành vài chục, vài trăm… và thành cả triệu từ như bây giờ là bởi họ biết phát minh và vay mượn, thật kỳ cục khi đem từ điển ra làm giới hạn cho ngôn ngữ. Việc của từ điển là xem có từ nào xuất hiện, được sử dụng trong số đông thì nhặt lấy nó, cho nó một cái định nghĩa chứ không phải để làm cái cũi nhốt người ta lại.

Và tôi thấy kỳ khôi hơn nữa, khi rất nhiều người phát biểu ở đó kêu gọi các em trẻ trẻ có sự “tôn kính” với tiếng mẹ đẻ. Ở tuổi các em ấy, thậm chí thuyết phục chúng nó về công ơn vất vả của bố mẹ ruột còn khó khăn, nữa là đi dạy dỗ kêu gào về tầm thiêng liêng của ngôn ngữ đất nước. Có một anh độc giả nói rằng: “Loại tiếng Việt ngược đãi đang được quần chúng dùng và được chấp nhận khắp nơi, ngoại trừ mấy bác “chỉ đạo”. Cách giải quyết vấn đề không phải trách cứ quần chúng trong việc này, mà làm gì để giúp cho tiếng Việt phong phú hơn để người ta không phải đi vay mượn thứ ngôn ngữ ngoại lai. Cuối cùng thì trở lại chuyện: ai làm? Xin bác Thanh Hương đừng trách cứ “nhân dân”, bác phải bắt tay vào làm một cái gì!” Mình khoái ý kiến này. Việc sử dụng ngôn ngữ và cũng như quá nhiều vấn đề khác đều đang ở trong trạng thái chó cứ sủa, người cứ đi, báo chí cứ đăng, dân tình cứ nói. :))

Điều đáng tiếc là Việt Nam chúng ta là bây giờ không thể xâm lược được nước nào, trên bất cứ phương diện nào, thì phải đành ngồi đó mà nhìn ngôn ngữ cùng các thứ từ nước khác xâm lược chúng ta vậy.

 

– Hôm nay anh Áp Út lại post lên cái link báo TTVH đăng những nhận xét của những người làm nghệ thuật về phim Chơi vơi. Tất nhiên, trong số đó nổi bật nhất là bác Lê Hoàng, khi đăng trên báo mạng, các bạn TTVH cắt bớt mất câu nói trứ danh của bác. Tôi không nhớ chính xác nhưng đại để bác kêu: Thôi mình phận rẻ tiền thì im miệng cho người ta sang vậy. Một bộ phim ra đời, ai chê bai, khen ngợi là việc của họ. Nhưng vì bác Lê Hoàng lại chọn vị thế từ một đạo diễn làm phim để chê bai một đạo diễn khác, thì tôi thấy thật đáng tiếc.

Dù sang hay rẻ, ít khách hay đông khách, thậm chí là khiêu dâm, gợi dục hay trong sáng, kín đáo thì đó cũng là con đường đi của mỗi người làm nghề. Anh thích cái gì, anh thạo cái gì anh làm cái đó. Có bao nhiêu người không được làm thứ mình muốn, nên khi anh đã được làm cái mình muốn rồi thì đừng ăn vạ vì người ta làm cái khác mình.

Tất nhiên, ai cũng bảo: bác Lê Hoàng thì có khen ai bao giờ.

10 thoughts on “ai làm?

  1. Việc bạn Ớt gọi bạn bè bằng bưởi cũng bị coi là xúc phạm tiếng Việt đó nhé.

    Like

  2. Ơ, các bác đang công kích chuyện văn nói đó chứ. Bạn Ớt đọc báo SGTT đi. Tóm lại, bạn Ớt dùng bưởi gọi chị em thì được, chứ dùng để gọi anh em là không được, là ngược đãi tiếng Việt đấy nhé :))

    Like

  3. Haha, hiểu rồi. Nhưng thích gọi thế, chỉ sợ người ta ko phân biệt văn nói văn viết mà đem văn nói vô bài viết luôn thì chết. Đấy mới là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, bưởi Mun nhỉ? :D

    Like

  4. Khi không làm được cái gì thì nhổ toẹt vào công sức người khác một bãi, y hệt như AQ. Ghét thế không biết nữa! Gừ!

    Like

  5. Lời của bác Lê Hoàng nghe có vẻ gay gắt thật nhưng đấy chỉ là cái vỏ mà bác ấy thích thể hiện thôi. Nếu bình tĩnh nhìn nhận lại phần nội dung trong phát biểu của Lê Hoàng, bạn sẽ hiểu tấm lòng bác ấy hơn.

    Like

  6. Ô! Thực ra tớ bình tĩnh mà ;), bởi thế nên bài báo đăng đã khá lâu rồi tớ mới nói về nó. Tớ không bình luận tính gay gắt của bác Hoàng, và tớ cũng không bình luận về tâm huyết (tớ hiểu tương đương như chữ tấm lòng) của bác ấy. Tớ chỉ nói về chuyện bác Hoàng – đứng từ tư cách một đạo diễn làm phim theo xu hướng khác với Bùi Thạc Chuyên – bình luận về phong cách làm phim của anh Thạc Chuyên theo một cách hơi hằn học vì thấy (hoặc) anh ấy khác mình (hoặc) anh ấy được chú ý hơn mình – cái này bác ấy có bộc lộ trong bài viết đó. Nếu bác ấy đứng từ cách một khán giả thì tất cả sẽ khác hơn. Chuyện bác ấy chọn tư cách là đạo diễn để bình luận thể hiện rõ trong câu cuối cùng (mà báo Thể thao văn hóa online đã cắt đi). Và đó là điều khiến tớ thấy đáng buồn. :)

    Còn việc bác ấy không thích Chơi vơi, hay thích mà vẫn ném đá nó, hay gay gắt mà thể hiện điều gì thì tớ không comment. Bởi một bộ phim có thể nhận lời khen chê, ủng hộ, hay phản đối, đó là chuyện bình thường.

    Like

Leave a comment