July 20, 2008

Nỗ lực hết mình, sử dụng mọi biện pháp, kể cả sến và dở hơi để không suy nghĩ bậy bạ và làm những việc phi lý. Nằm bẹp một chỗ là một thứ tội nợ điên rồ mà không ai nên thử qua.

Hôm nay là ngày đầu tiên lại có được một chút cảm hứng nói năng và bày tỏ với cuộc đời những mong mỏi để trở thành một con người đạo đức tốt và có ích cho xã hội. :) Cảm ơn mọi người đã viết cho em những lời động viên, it means a lot to me. :)

Đây là bài viết từ link của anh Phanxine từng đưa lên blog, rất cơ bản và thực tiễn. Hiện tại thì tôi không đủ sức để (thậm chí lược) dịch nó sang tiếng Việt theo kiểu nôm na nhất, nên tôi copy lại, up lên và tóm tắt qua loa ở đây:

10 cách để trở thành một nhà phê bình phim tốt (hơn)

1. Mở rộng vốn từ điện ảnh

(Nhưng trên thực tế đoạn viết này khuyên người ta xem nhiều phim, nâng cao hiểu biết và nên có những so sánh các bộ phim trong bài viết)

2. Tôn trọng bộ phim bạn đang phê bình

Trong này có một câu đúc kết: Khi viết phê bình, không bao giờ nên châm biếm (chỉ trích) bộ phim đó.

Và có một câu châm chích nữa là: Quan điểm+vô danh+forum online= A**hole.

3. Nâng cao hiểu biết về mọi ngành nghệ thuật

Cái này mà khỏi nói nhiều, nó rõ như ban ngày. Tóm lại trước khi viết, phải hiểu biết, đúng với mọi trường hợp viết.

4. Học tập những bài phê bình kinh điển

Để trở thành bậc thầy trong bất cứ một lĩnh vực nào, chắc chắn đều phải học tập ở những bậc thầy đi trước.

5. Phát triển tiếng nói riêng:

Có một câu đáng chú ý trong này: Họ (các nhà phê bình phim) tạo nên tiếng nói riêng từ chính những thiên kiến của mình.

Ở cái này, bản thân tôi có thể hiểu rằng: phê bình cần có một quan điểm riêng (hẳn rồi) và quan điểm đó phải dựa trên quan niệm (thị hiếu) nghệ thuật của nhà phê bình xuyên suốt tất cả các bài viết.

6. Đừng có ngu

Một tiêu đề bắt mắt và một đoạn viết rất thú vị.

Tác giả nói rằng đừng có tưởng khán giả quyết định xem phim là vì bài viết của anh, họ đã quyết định có xem bộ phim đó hay không trước khi nghe anh phê bình. Và đại đa số khán giả đọc Roger Elbert không phải để nghe những lời khuyên về bộ phim họ xem mà chỉ là vì họ thích đọc ông ta.

Điều này cho thấy trên thực tế viết phê bình phim cũng chỉ là một cách mua vui vậy thôi.

7. Quan tâm tới các lĩnh vực khác

Đoạn này mở rộng những điều đã đề cập ở điểm 1 và điểm 3. Muốn phê bình phim tốt thì phải hiểu biết ở cả những lĩnh vực bên ngoài nghệ thuật.

8. Trở thành một nhà tiểu luận xuất sắc

Cái này thì hiển nhiên rồi, và tôi thấy nó chẳng qua là đúc kết từ các điều trước, nhất là ở điểm 5. Tất nhiên, kỹ năng viết cũng là một năng khiếu, một thứ trời cho, nhưng muốn thì vẫn có thể học được.

9. Bỏ qua các bài phê bình khác (về bộ phim đó) trước khi viết, hãy đọc chúng sau khi đã viết xong.

Hẳn, nếu không thì loạn ngay.

10. (Cái này tôi hiểu thoát thành) Coi trọng ý nghĩa của những thứ nhảm nhí

Đoạn này nói lên nỗi khổ của người viết phê bình là phải sẵn sàng nhá hết tất cả các món xương xẩu đáng chán. Dù phim có dở ẹc, thị trường và đáng chán tới đâu với anh thì cũng phải biết đánh giá đúng vai trò của nó bởi nếu không anh sẽ đánh mất dần cảm hứng và tình yêu dành cho điều anh quan tâm.

Sau khi nằm đọc hết cả bài này, tôi tự chấm cho mình * điểm trên 10 mỗi khi nhận định (dù loăng quăng) về một bộ phim trên chính các blog này. Nói chung, còn phải học, học cho tới chết.

3 thoughts on “July 20, 2008

Leave a comment